Hôm nay rảnh rỗi Tin Học Vui xin đăng lại bài trả lời một số vướng mắc khi tập huấn, triển khai thông tư 39/2016/TT-BTC:
1. Vướng mắc đối với Biên bản nghiệm thu:
Hỏi: Một số trường hợp Biên bản nghiệm thu hàng hóa dịch vụ trong chi thường xuyên chỉ thể hiện các chỉ tiêu về mặt hiện vật, không thể hiện chỉ tiêu giá trị được nghiệm thu; hoặc Biên bản nghiệm thu đại diện bên A là trưởng phòng hành chính, không phải là lãnh đạo nên không được đóng dấu đơn vị. Trường hợp này xử lý thế nào? Đề nghị hướng dẫn rõ mẫu Biên bản nghiệm thu và tính pháp lý của Biên bản nghiệm thu.
Trả lời: Biên bản nghiệm thu nhằm xác định trách nhiệm các bên trong việc hoàn thành nhiệm vụ, khối lượng công việc, v,v…theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tùy theo nội dung, khối lượng công việc và quy định của hợp đồng đã được các bên thống nhất ký kết mà có quy định về nghiệm thu khác nhau, có thể nghiệm thu theo tháng, theo giai đoạn, hoặc nghiệm thu khi hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc theo hợp đồng; hoặc nghiệm thu theo nhiệm vụ, công việc hoàn thành, v,v…. Tùy theo thỏa thuận và đề nghị của các bên ký kết Hợp đồng mà Biên bản nghiệm thu có thể có chỉ tiêu về giá trị hoặc không ghi rõ giá trị khối lượng nghiệm thu. Do vậy, Thông tư số 39/2016/TT-BTC không quy định mẫu Biên bản nghiệm thu. Tuy nhiên, để làm căn cứ thanh toán từ nguồn NSNN
thì Biên bản nghiệm thu phải được đại diện các bên (thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền) ký và đóng dấu. Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ không có dấu (hộ dân….) thì Biên bản nghiệm thu vẫn phải có đại diện các bên ký, và có dấu của đơn vị sử dụng ngân sách.
Như vậy trường hợp đại diện bên A là trưởng phòng hành chính có thể ký trên Biên bản nghiệm thu khi được ủy quyền của thủ trưởng đơn vị, nhưng phải có dấu của đơn vị. KBNN căn cứ vào Biên bản nghiệm thu đã được các bên ký, đóng dấu, hợp đồng và các hồ sơ thanh toán đơn vị đã gửi đến theo quy định để thực hiện kiểm soát thanh toán.
Hỏi: Đối với các khoản chi phải gửi hợp đồng, nếu đơn vị không làm Biên bản nghiệm thu riêng mà kết hợp việc nghiệm thu trên Biên bản thanh lý hợp đồng thì có thể chấp nhận Biên bản thanh lý hợp đồng để kiểm soát và lưu vào hồ sơ kiểm soát chi không? Trường hợp đơn vị thanh toán lần cuối, đơn vị gửi Biên bản thanh lý hợp đồng chứ không gửi Biên bản nghiệm thu thì Kho bạc chấp nhận không?
Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT -BTC, khi thanh toán đối với các khoản chi theo hợp đồng thì đơn vị phải gửi Biên bản nghiệm thu, không yêu cầu gửi thanh lý hợp đồng. Trong thực tế, đơn vị có thể kết hợp đồng thời nghiệm thu và thanh lý, được ghi trên Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng đối với Hợp đồng chỉ thanh toán 01 lần và lần thanh toán cuối của Hợp đồng thanh toán nhiều lần. Đối với trường hợp này, KBNN vẫn chấp nhận kiểm soát và lưu vào hồ sơ kiểm soát chi.
Hỏi: Hợp đồng cung ứng thuốc sau khi ký chỉ có phát sinh 1 lần thanh toán và trong điều khoản hợp đồng thỏa thuận quy định: Hợp đồng tự thanh lý sau khi hoàn thành nghĩa vụ (không có nghiệm thu hoặc thanh lý). Như vậy trường hợp này khi thanh toán có được lưu hợp đồng kèm theo Bảng kê chứng từ thanh toán không, hay bắt buộc phải có nghiệm thu.Hợp đồng cung ứng thuốc ký cho cả năm, hoặc kéo dài sang năm sau, thanh toán nhiều đợt trong năm; từng lần thanh toán đơn vị căn cứ trên hóa đơn xuất thuốc của đơn vị bán và nhập kho của đơn vị để thanh toán (theo điều khoản trong hợp đồng), không có biên bản nghiệm thu từng lần. Như vậy trường hợp này có bắt buộc phải có nghiệm thu từng lần không.
Trả lời: Tại Khoản 6, Điều 1, Thông tư 39/2016/TT-BTC quy định, đối với trường hợp thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối của các khoản chi có hợp đồng, đơn vị gửi KBNN Biên bản nghiệm thu cùng với hồ sơ thanh toán theo quy định. Vì vậy, đối với hợp đồng mua thuốc (hợp đồng cung cấp thuốc trong năm và kéo dài sang năm sau) chỉ phát sinh 1 lần thanh toán hoặc nhiều lần thanh toán trong năm, đơn vị phải gửi KBNN Biên bản nghiệm thu cùng với hồ sơ thanh toán theo quy định, không phải gửi hoá đơn.
2. Vướng mắc đối với chi lương:
Hỏi: Đề nghị quy định rõ văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền nào phê duyệt?
Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức thì: Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ là giao biên chế công chức sau khi
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Giao biên chế công chức làm việc ở nước ngoài sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Khoản 2, Khoản 3 Điều 14).Trách nhiệm của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập là: Giao biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính trực thuộc; Giao biên chế công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (Khoản 2, Điều 13). Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quyết định giao biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao (Điều 16). Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh biên chế công chức và triển khai thực hiện sau khi được Hội đồng nhân dân quyết định (Khoản 2, Điều 17).
Như vậy, Văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế ở trung ương do Bộ Nội vụ hoặc các Bộ, ngành, Trung ương theo phân cấp phê duyệt. Văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế ở địa phương do Hội đồng nhân dân quyết định.
Hỏi: Danh sách lương gửi khi bổ sung, thay đổi quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-BTC gửi cả bảng lương hay chỉ gửi phần bổ sung, thay đổi?
Trả lời: Để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm soát các khoản chi tiền lương của đơn vị sử dụng NSNN, trường hợp khi có bổ sung, thay đổi danh sách lương, đơn vị gửi KBNN đầy đủ danh sách lương; trong đó, ghi rõ phần bổ sung thay đổi.
Hỏi: Khi Thông tư số 39/2016/TT-BTC có hiệu lực thì có phải yêu cầu các đơn vị sử dụng ngân sách gửi bổ sung Văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không? Nếu một đơn vị mà không có thay đổi về chỉ tiêu biên chế thì hằng năm có phải gửi Văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế không hay chỉ gửi một lần?
Trả lời: Thông tư số 39/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2016, theo đó quy định: Đối với các khoản chi tiền lương , đơn vị sử dụng ngân sách gửi Văn bản Quyết định chỉ tiêu biên chế của cấp có thẩm quyền. Như vậy, kể từ ngày thông tư có hiệu lực, khi thanh toán các khoản chi tiền lương, ngoài hồ sơ phải gửi theo quy định, đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi bổ sung thêm Văn bản Quyết định chỉ tiêu biên chế của cấp có thẩm quyền (gửi 1 lần và gửi khi có phát sinh, thay đổi).
Hỏi: Về quy định gửi hồ sơ lần đầu là: Dự toán năm (ghi tổng số 1 dòng) hay là dự toán chi tiết? Nếu dự toán tổng số sẽ mâu thuẫn với quy định về điều kiện chi: Nội dung khoản chi phải nằm trong dự toán được duyệt?
Trả lời: Hiện nay, dự toán chi thường xuyên giao theo loại, khoản và theo tổng số. Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC và Thông tư số 39/2016/TT-BTC, KBNN thực hiện kiểm soát chi của đơn vị trên cơ sở dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao, theo đó các khoản chi của đơn vị phải thuộc loại, khoản đã được phân bổ tại dự toán ngân sách năm. Như vậy, không mâu thuẫn với nội dung điều kiện chi: “khoản chi phải nằm trong dự toán được giao”.
3. Vướng mắc về chi tạm ứng, thanh toán tạm ứng bằng tiền mặt
Hỏi: Tại Khoản 6, Điều 1, Thông tư số 39/2016/TT-BTC có quy định về hồ sơ thanh toán tạm ứng các khoản chi tiền mặt. Thực tế , khi kế toán hạch toán tạm ứng bằng tiền mặt hay chuyển khoản đều chung một tài khoản tạm ứng, vậy khi thanh toán tạm ứng thì căn cứ vào đâu để phân biệt là khoản thanh toán đó trước đây đã tạm ứng bằng tiền mặt hay chuyển khoản?
Trả lời: Việc tạm ứng bằng tiền mặt hay tạm ứng bằng chuyển khoản hoàn toàn do cán bộ kế toán thực hiện kiểm soát chi theo dõi, quản lý khi chấp nhận hồ sơ đề nghị tạm ứng của đơn vị. Do đó khi thanh toán tạm ứng, cán bộ kiểm soát chi cần căn cứ vào nội dung đề nghị thanh toán, Bảng kê chứng từ thanh toán để xác định thanh toán tạm ứng bằng tiền mặt hay chuyển khoản theo nguyên tắc: Thanh toán bằng tiền mặt phải đúng đối tượng được phép chi bằng tiền mặt (quy định tại Điều 5 và Khoản 2, Điều 10, Thông tư số 164/2011/TT-BTC), phù hợp với nội dung đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt.
4. Vướng mắc về quyết định lựa chọn nhà cung cấp
Hỏi: Khoản chi hội nghị, chi tiếp khách có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có bắt buộc phải có Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và ký hợp đồng không?
Trả lời:
– Về lựa chọn nhà thầu:
Tại Khoản 2, Điều 15, Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị …..có quy định: Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) thì được áp dụng chỉ định thầu;
Tại Điều 2, Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định: Nội dung mua sắm bao gồm cả dịch vụ đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo, …. Như vậy, đối với chi hội nghị phải tuân thủ quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà cung cấp; Thông tư không quy định phải lựa chọn nhà cung cấp đối với chi tiếp khách.
– Về việc lập và ký hợp đồng: Để đơn giản hoá thủ tục hành chính và tăng cường trách nhiệm của đơn vị trong việc sử dụng nguồn kinh phí được giao, Thông tư số 39/2016/TT-BTC quy định hồ sơ thanh toán đối với các khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng dưới 20 triệu đồng thì đơn vị không phải gửi hợp đồng, khi thanh toán đơn vị lập Bảng kê chứng từ thanh toán; Riêng đối với khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên và có hợp đồng, khi thanh toán đơn vị sử dụng NSNN phải gửi KBNN Biên bản nghiệm thu.
Hỏi: Hồ sơ thanh toán đối với các hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng kiểm toán (không có nghiệm thu, thanh lý); các hợp đồng dịch vụ thuê của viễn thông (nếu thanh toán trả trước giá dịch vụ sẽ được giảm đi rất nhiều); dịch vụ công cộng và thông tin tuyên truyền liên lạc như thế nào?
Trả lời:
Đối với hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng kiểm toán, hồ sơ thanh toán gồm: hợp đồng; Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); Giấy rút dự toán (trong đó ghi rõ nội dung và số ngày tháng của hóa đơn thanh toán nếu có). Trường hợp đơn vị đề nghị thanh toán cùng với thanh toán nhiều nội dung khác thì đơn vị phải lập và gửi thêm Bảng kê chứng từ thanh toán;
Đối với hợp đồng thuê viễn thông: Trường hợp thanh toán nhiều lần trong năm (thanh toán hàng tháng, hoặc trả trước 3 tháng, 6 tháng…), ngoài hợp đồng ra đơn vị còn gửi Giấy rút dự toán (trong đó ghi rõ nội dung và số ngày tháng của hóa đơn thanh toán nếu có); nếu thanh toán cùng với thanh toán nhiều nội dung khác thì lập và gửi thêm Bảng kê chứng từ thanh toán. Trường hợp thanh toán một lần (trả trước phí dịch vụ cả năm), đơn vị gửi Giấy rút dự toán.
Đối với chi thanh toán dịch vụ công cộng và thông tin tuyên truyền liên lạc, hồ sơ thanh toán gồm: Giấy rút dự toán kèm Bảng kê chứng từ thanh toán (trường hợp có nhiều nội dung chi) .
Hỏi: Mua xe chuyên dùng của đơn vị trung ương phải có văn bản cho phép của Bộ Tài chính; trường hợp đơn vị NSTW cấp 4 không được gửi văn bản của Bộ Tài chính thì kiểm soát chi như thế nào?
Trả lời: Thông tư số 39/2016/TT-BTC quy định đối với trường hợp mua xe chuyên dùng của các đơn vị trung ương phải có thêm ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính theo quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trường hợp đơn vị NSTW cấp 4 thì hồ sơ kiểm soát chi theo quy định, trong đó cần phải có Quyết định mua xe của cấp có thẩm quyền. Quyết định mua xe của cấp có thẩm quyền phải căn cứ văn bản thỏa thuận của Bộ Tài chính (ngoài ra đơn vị cần phải sao gửi 01 bản văn bản thỏa thuận của Bộ Tài chính để KBNN làm căn cứ kiểm tra).
5. Vướng mắc đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư:
Hỏi: Thông tư số 39/2016/TT-BTC quy định: “Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư theo quy định tại Khoản 1.1 Điều này là các khoản chi từ nguồn kinh phí thường xuyên, kinh phí sự nghiệp cho sửa chữa, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có của cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định”. Vậy nguồn kinh phí thường xuyên, kinh phí sự nghiệp dùng cho sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, dặm vá đường giao thông, kênh mương, thủy lợi, cầu cống có phải là nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư không?
Trả lời: Đối với các nhiệm vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp (sự nghiệp đường bộ, sự nghiệp đường sông, sự nghiệp hàng không, sự nghiệp hàng hải…) cho các đơn vị sử dụng ngân sách là các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp thì cũng thuộc nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Đối với nguồn vốn này, việc kiểm soát, thanh toán được thực hiện theo quy định tại Khoản 7, Điều 1, Thông tư số 39/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan, như: Thông tư số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ; Công văn số 1956/KBNN-KSC ngày 20/9/2013 của KBNN về việc hướng dẫn bổ sung việc kiểm soát, thanh toán đối với các dự án sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ;
Hỏi: Thu hồi tạm ứng vốn đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư có tổng mức vốn dưới 1 tỷ đồng được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Đối với việc thu hồi tạm ứng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư có tổng mức vốn dưới 1 tỷ đồng: thực hiện theo quy định tại Tiết d, Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 161/2012/TT-BTC như sau:
“- Đối với những khoản chi tạm ứng bằng tiền mặt đã hoàn thành và đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng với KBNN chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau.
Đối với những khoản chi tạm ứng bằng chuyển khoản: các khoản không có hợp đồng đã hoàn thành và đủ hồ sơ chứng từ thanh toán, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng với KBNN chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau. Đối với những khoản chi có hợp đồng, ngay sau khi thanh toán lần cuối hợp đồng và kết thúc hợp đồng, các đơn vị sử dụng ngân sách phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng với KBNN”
Hỏi: Đối với hồ sơ vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư dưới 01 tỷ đồng, đơn vị có cần gửi Biên bản nghiệm thu?
Trả lời:
Tại Khoản 7, Điều 1, Thông tư số 39/2016/TT-BTC quy định về hồ sơ thanh toán tạm ứng hoặc thanh toán trực tiếp của các khoản chi có hợp đồng đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư có tổng mức vốn dưới 1 tỷ đồng, (ngoài hồ sơ, tài liệu gửi lần đầu theo quy định), khi thanh toán tạm ứng, thanh toán trực tiếp hồ sơ bao gồm: Giấy rút dự toán; Bảng kê chứng từ thanh toán ( Đối với những khoản chi không có hợp đồng và đối với những khoản chi có giá trị hợp đồng dưới 20 triệu đồng); Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán theo Phụ lục số 03a và Phụ lục số 04 (nếu có) quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính.
Do đó, hồ sơ thanh toán tạm ứng hoặc trực tiếp của các khoản chi có hợp đồng đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư có tổng mức vốn dưới 1 tỷ đồng, chủ đầu tư không phải gửi KBNN (nơi kiểm soát, thanh toán) biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng.
Hỏi: Trong Hợp đồng mua sắm chi thường xuyên giữa đơn vị với Nhà cung cấp, có đề cập đến Bảo lãnh tạm ứng. Khi tạm ứng cho đơn vị thụ hưởng, Kho bạc có phải kiểm tra và lưu Bảo lãnh tạm ứng không?
Trả lời: Thông tư số 39/2016/TT-BTC quy định đối với khoản chi có giá trị hợp đồng từ hai mươi triệu đồng trở lên, thì một trong những hồ sơ, tài liệu, đơn vị gửi KBNN là hợp đồng, vì vậy, KBNN căn cứ vào hồ sơ, tài liệu và hợp đồng để thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị. Trường hợp, hợp đồng mua sắm chi thường xuyên giữa đơn vị với nhà cung cấp có quy định phải thực hiện bảo lãnh tạm ứng, thì khi tạm ứng cho đơn vị, Kho bạc phải kiểm tra, đề nghị đơn vị gửi và lưu Bảo lãnh tạm ứng.
Còn nữa….(buổi sau mình sẽ đăng tiếp, giờ đi ngủ cái đã 🙂 )
ad ơi, làm sao để tải bài về, có 1 số bài viết hay e muốn tải về tham khảo mà không tải cũng không copy về được. giúp e với ạ. e cảm ơn
Bạn để lại email để mình gửi cho nhé ^^
mình muốn xin giải đap 1 số vướng mắc thông tư 39 này
Mail: tongtckg.tn@gmail.com
Vâng chào bạn, nếu có câu hỏi gì bạn cứ post lên đây bạn nhé 🙂
cho mình xin nội dung bài viết này với
Bạn để lại email để mình gửi cho nhé ˆˆ
A gui e xin bai này. E ko tải ve máy dc
Bạn check mail nhé, mình gửi rồi đó 🙂
Cám ơn bạn về những chia sẻ. Bạn có thể gửi cho mình bài viết này được không? nguyenthuyhang1179@gmail.com
Cám ơn bạn, mình đã gửi cho bạn rồi nhé ^^
Excellent blog here! Also your web site loads up fast! What host are you using? Can I get your affiliate link to your host? I wish my site loaded up as fast as yours lol
Host in: https://goo.gl/x3KLg2
Ad ơi cho em xin file word bài viết này với ạ, mail e là diepbangtuyen@gmail.com. Em cảm ơn ad
Ok bạn 🙂
Nhờ ad gửi mail cho mình tải về với, thanks ad!
Mình đã gửi, bạn check mail nhé 🙂
Bạn check mail nhé, mình gửi rồi đó
Cho mình xin tham khảo về những nghiệp vụ chi thường xuyên, chi lương từ ngân sách nhà nước. Xin cảm ơn
Bạn tìm đọc phần các câu hỏi đáp nghiệp vụ nhé, trong mục này bạn nhé:
http://tinhocvui.net/kho-bac/trao-doi-nghiep-vu/
Ad gửi hộ mình bản giải đáp thắc mắc này vào Mail nhé. Cám ơn
Mình gửi rồi, bạn check mail nhé ˆˆ
Bài viết rất hay! Cho mình xin file bài này ạh! Mail của mình: hoanb@vst.gov.vn
Cảm ơn nhiều nhé!
Bạn check mail nhé, mình gửi rồi đó.